10.
Vừa bước vào lớp, ánh mắt chỉ trỏ liền bủa vây lấy tôi.
“Nghe nói cậu bị bắt cóc, còn giữ được trong trắng không vậy, Tưởng Thư Đồng?”
Ngôi trường quý tộc mà tôi đang theo học có không ít con cháu nhà giàu mới nổi.
Bọn họ mở miệng ra là đùa giỡn vô đạo đức, hèn hạ đến mức lấy trải nghiệm suýt c/h/ế/t của một cô gái ra làm chuyện cười trong giờ giải lao.
Lúc trước chọn học ở đây, là do mẹ tôi muốn nở mày nở mặt, học đòi theo đám phu nhân trong giới mà đăng ký nhập học cho tôi.
Dù tôi đã nói không biết bao nhiêu lần rằng mình không thích môi trường ở đây, bà vẫn làm ngơ.
Trong một môi trường tôn sùng quyền lực như thế này, ai không có chỗ dựa đều dễ trở thành kẻ bị bắt nạt.
Rõ ràng là tiểu thư thật, mà tôi lại sống chẳng khác gì một đứa nhát gan hèn nhát.
Tất cả đều do từ nhỏ thiếu cảm giác an toàn, làm gì cũng không tự tin, lại chẳng có ba mẹ đứng sau làm hậu thuẫn.
Ba tôi từng chỉ thẳng vào mặt tôi mà mắng:
“Chỉ giỏi viện cớ, Tiểu Thúy không phải vẫn hòa nhập rất tốt sao?”
Cô ta giỏi luồn cúi, biết cách làm thân với đám con trai trong lớp, còn kéo bè kéo cánh để bắt nạt tôi.
Đáng thương nhất là, tôi từng đem sự thật kể với ba mẹ, nhưng họ căn bản chẳng tin.
Ngược lại, còn cho rằng tôi bị bắt nạt là do lỗi của bản thân, nên tự nhìn lại mình đi.
Nhưng mà, bây giờ tôi đã mất trí nhớ.
Tôi không còn để tâm đến việc bạn học có thích tôi hay không, càng không quan tâm ba mẹ nghĩ gì.
Tôi mặc kệ những kẻ đầy ác ý, đi thẳng đến chỗ mình rồi ngồi xuống.
Lúc này, một cô gái nhuộm tóc bạc xám hếch cằm sai bảo:
“Tưởng Thư Đồng, tao chưa ăn sáng, đi mua cho tao một chai sữa tươi.”
Nhật ký có nhắc đến cô ta — đại ca trong hội bắt nạt, tên là Lý Giai, cũng là người mà Hạ Tiểu Thúy nịnh nọt suốt.
Không được tôi đáp lại, vẻ mặt Lý Giai lập tức sa sầm:
“Hạ Tiểu Thúy nói mày đẩy cổ ngã cầu thang. Mới nghỉ một kỳ, tưởng mình có cánh rồi à?”
Có người từng nói, để đối phó với những chuyện phiền não trên đời, chỉ cần hiểu rõ hai điều:
Một là “liên quan gì đến tôi?”, hai là “liên quan gì đến cô?”
Tôi không chút do dự, lựa chọn áp dụng.
Lý Giai tức giận giật phắt ba lô tôi ra, đổ đống socola và kẹo mà Trạm Hành tặng xuống đất:
“Hôm nay tao mời, mọi người cứ tự nhiên!”
Dùng đồ người khác để làm phúc, chuyện này Lý Giai làm như cơm bữa.
Ví như từng giật tiền tiêu vặt của tôi để đãi kem bạn bè, hay lấy túi hàng hiệu Trạm Hành gửi tặng mà dùng như đồ của mình.
Tôi từng mách với ba mẹ.
Nhưng bạn học đã nhận lợi từ cô ta, cộng thêm Hạ Tiểu Thúy đứng ra làm chứng giả, chẳng ai bênh vực tôi.
Nghĩ lại mình từng bị bắt nạt đến mức co rúm, không dám phản kháng, cơn giận trong lòng tôi bùng lên dữ dội.
Tôi b/ó/p c/h/ặ/t c/ổ tay Lý Giai:
“Tự tiện đụng vào đồ của người khác mà chưa được cho phép, gọi là t/r/ộ/m c/ắ/p.”
Lý Giai như nghe được chuyện cười to nhất thế giới, thành thạo bóp cằm tôi, nhếch mép:
“Còn dám khiêu khích tao? Sao mày không n/hả/y l/ầ/u c/h/ế/t quách cho rồi?”
Tôi không nói một lời, trực tiếp lao vào đánh nhau với cô ta.
Tất cả mọi người đều sững sờ.
Không ngờ con mèo con từng bị bắt nạt đến không dám hé răng, lại có ngày nổi điên phản kháng như thế này.
11.
Khi ba mẹ đưa Hạ Tiểu Thúy đến trường, tôi và Lý Giai bị đưa lên văn phòng để viết bản kiểm điểm.
Ba tôi vừa bước vào đã mắng sa sả:
“Tưởng Thư Đồng, con gái mà đi đánh nhau, không thấy mất mặt à?”
Bị ông mắng mỏ không cần phân biệt đúng sai, tôi đã quá quen đến mức chẳng đếm xuể bao nhiêu lần.
Giáo viên chủ nhiệm không dám thật sự làm khó tôi, càng không dám đụng đến mẹ của Lý Giai — người có thế lực trong giới.
Thầy chỉ dám nói một cách vòng vo: chúng tôi chỉ vì tranh nhau chút đồ ăn vặt mà lời qua tiếng lại.
Ba tôi trừng mắt nhìn tôi:
“Ở nhà thiếu gì cho con ăn? Chút đồ mà cũng không biết chia sẻ, đúng là quá ích kỷ!”
Mỉa mai thật.
Dạo này tôi đã nhìn rõ: ba tôi là kiểu người cực kỳ sĩ diện.
Đặc biệt là trước mặt người ngoài, chỉ sợ bị bới ra chút khuyết điểm.
Trước đây, mỗi lần tôi bị giữ lại trường vì chưa làm xong bài tập, ông đều đích thân đến mắng tôi giữa lớp học, mặc kệ có bao nhiêu bạn bè đang nhìn.
Còn dặn giáo viên: “Đừng nương tay với con bé.”
Mỗi lần như vậy, Hạ Tiểu Thúy lại đứng một bên giả vờ “xin hộ”, nhưng hễ cô ta mở miệng là mọi chuyện chỉ tệ hơn.
Giống như lúc này, cô ta mở lời:
“Chú Tưởng à, chắc là Đồng Đồng không nỡ chia kẹo của Trạm Hành nên mới vậy, chú đừng trách chị ấy.”
Thấy chưa? Rõ ràng biết ba tôi ghét Trạm Hành, mà vẫn cứ cố tình nhắc tới.
Trước kia tôi sẽ hoảng, sợ ba nổi giận đến mức không dám thở mạnh.
Nhưng bây giờ thì sợ cái quái gì nữa?
Tôi nhìn chằm chằm vào gương mặt đen như mực của ba:
“Người khác tặng đồ cho con, thì nó là của con. Không ai có quyền thay con quyết định.”
Câu nói đó như một cú tát vào quyền uy của người cha đầy gia trưởng.
Ba tôi tức đến mức tay run lên.
Cuối cùng, một cái tát thật sự rơi xuống mặt tôi.
Tôi cảm thấy một bên má nóng rát như bị thiêu.
Mẹ tôi cũng sững sờ:
“Anh… sao anh lại đánh con thật? Con bé còn chưa khỏi bệnh mà!”
Nhưng với một người đàn ông cố chấp như ông, xin lỗi là chuyện không thể.
Mà tôi — con người mới sau khi mất trí nhớ — cũng không phải là đứa dễ dàng nuốt nhục.
Tôi quay sang nhìn Hạ Tiểu Thúy, đầy lửa giận trong mắt:
“Tại cô, ai bảo nói linh tinh trước mặt ba tôi?”
Không đợi ai kịp phản ứng, tôi giơ tay tát cô ta một cái thật mạnh.
Tiếng tát vang dội đến mức cả phòng lặng ngắt.
Chưa hết, tôi bồi thêm cái thứ hai — trả lại gấp đôi.
Rồi mặc kệ phía sau là một mớ hỗn loạn, tôi quay người, chẳng chút do dự mà chạy thẳng ra ngoài.
12.
Sân thể dục phủ cỏ xanh mướt, làn gió nhẹ khẽ lướt qua, dịu dàng như lòng người.
Má tôi vẫn còn rát vì cái tát.
Nhưng tâm trạng lại nhẹ bẫng đến kỳ lạ.
Trong đầu vang lên một giọng nói:
Lẽ ra phải tát con “tiểu bạch liên” kia từ lâu rồi.
Tôi ngẩng đầu nhìn bầu trời xanh thẳm, mỉm cười.
Thì ra, khi một người không còn bận tâm đến ánh nhìn của người khác, sẽ có thể sống hết mình như thế.
Khi đi ngang hội trường, tôi nghe thấy có người đang luyện hợp xướng.
Tôi bị giọng hát ấy thu hút.
Một cô giáo xinh đẹp mặc váy trắng bước đến gần:
“Thư Đồng, là em phải không?”
“Cô là giáo viên dạy nhạc – cô Lâm Tĩnh. Em còn nhớ không?”
Tất nhiên là nhớ.
Trong nhật ký, tôi từng viết: cô Lâm là người giáo viên tốt nhất mà tôi từng gặp.
Chính cô là người phát hiện ra năng khiếu ca hát của tôi, còn khuyên mẹ nên cho tôi học thanh nhạc.
Nhưng ba thì cho rằng ca hát chỉ là nghề của mấy kẻ thấp kém, chỉ biết uốn éo trong quán bar để làm vừa lòng khách.
Dù tôi từng đạt giải Nhất trong cuộc thi hát ở lớp, thì trong mắt ông, cũng chẳng thể so được với thứ “thanh cao, sang trọng” như ballet mà Hạ Tiểu Thúy theo học.
Tôi và cô Lâm trò chuyện rất lâu.
Biết tôi không quá nổi bật trong các môn văn hóa, cô nhẹ nhàng hỏi:
“Thư Đồng, em có muốn thi vào trường nghệ thuật không?”
Đôi mắt cô sáng rực lên:
“Giọng em là giọng hát đặc biệt nhất mà cô từng nghe.”
“Em là một mầm non được ông trời ưu ái. Tuyệt đối đừng để lãng phí món quà này.”
Tôi bỗng hiểu vì sao mình lại thích cô Lâm đến vậy.
Vì cô chưa từng vì khuyết điểm của tôi mà phủ nhận ưu điểm của tôi.
Cô nhẹ nhàng mở nắp cây đàn piano đen, rồi chơi một bản nhạc mượt mà như nước chảy.
Tôi thả mình vào giai điệu, hát hết lòng.
Tựa như một con cá tự do bơi giữa bầu trời mênh mông.
Khi mở mắt ra, bên tai vang lên tràng vỗ tay rộn ràng.
Các em trong đội hợp xướng đều đang nhìn tôi.
Một cô bé chạy tới, đưa tôi chai nước:
“Chị ơi, giọng chị giống như được thiên sứ hôn vậy, em nghe mà muốn khóc luôn đó!”